Diễn Đàn Thương mại
Wellcome Forum Thuongmailaw.com
Diễn đàn Sinh viên Luật Thương mại
Trường Đại học Luật Hồ Chí Minh
Khuyến cáo nên dùng trình duyệt Mozilla Firefox 1280x840
Vấn đề Bản Quyền được thuongmailaw.com tôn trọng
Để Xem được bài viết vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng kí
Mọi góp ý xin gởi vào Email:
vipclub_toan@yahoo.com
---------------------------------------------------------------------
BQT-Lee

Join the forum, it's quick and easy

Diễn Đàn Thương mại
Wellcome Forum Thuongmailaw.com
Diễn đàn Sinh viên Luật Thương mại
Trường Đại học Luật Hồ Chí Minh
Khuyến cáo nên dùng trình duyệt Mozilla Firefox 1280x840
Vấn đề Bản Quyền được thuongmailaw.com tôn trọng
Để Xem được bài viết vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng kí
Mọi góp ý xin gởi vào Email:
vipclub_toan@yahoo.com
---------------------------------------------------------------------
BQT-Lee
Diễn Đàn Thương mại
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Top posters
leeGROUP (520)
Các câu hỏi Ôn tập CPQT Vote_lcapCác câu hỏi Ôn tập CPQT Voting_barCác câu hỏi Ôn tập CPQT Vote_rcap 
nguyenhung (82)
Các câu hỏi Ôn tập CPQT Vote_lcapCác câu hỏi Ôn tập CPQT Voting_barCác câu hỏi Ôn tập CPQT Vote_rcap 
bé Út (44)
Các câu hỏi Ôn tập CPQT Vote_lcapCác câu hỏi Ôn tập CPQT Voting_barCác câu hỏi Ôn tập CPQT Vote_rcap 
LuXuBu (10)
Các câu hỏi Ôn tập CPQT Vote_lcapCác câu hỏi Ôn tập CPQT Voting_barCác câu hỏi Ôn tập CPQT Vote_rcap 
Huyen Ga (8)
Các câu hỏi Ôn tập CPQT Vote_lcapCác câu hỏi Ôn tập CPQT Voting_barCác câu hỏi Ôn tập CPQT Vote_rcap 
tuquynh (8)
Các câu hỏi Ôn tập CPQT Vote_lcapCác câu hỏi Ôn tập CPQT Voting_barCác câu hỏi Ôn tập CPQT Vote_rcap 
tik (7)
Các câu hỏi Ôn tập CPQT Vote_lcapCác câu hỏi Ôn tập CPQT Voting_barCác câu hỏi Ôn tập CPQT Vote_rcap 
mr ! hung (7)
Các câu hỏi Ôn tập CPQT Vote_lcapCác câu hỏi Ôn tập CPQT Voting_barCác câu hỏi Ôn tập CPQT Vote_rcap 
Shin262 (6)
Các câu hỏi Ôn tập CPQT Vote_lcapCác câu hỏi Ôn tập CPQT Voting_barCác câu hỏi Ôn tập CPQT Vote_rcap 
buoi (5)
Các câu hỏi Ôn tập CPQT Vote_lcapCác câu hỏi Ôn tập CPQT Voting_barCác câu hỏi Ôn tập CPQT Vote_rcap 

Latest topics
» Google Chrome được tích hợp Flash Player
by thucvip Sun Mar 25, 2012 7:41 am

» ĐỀ CƯƠNG HƯỚNG DẪN MÔN HỌC LUÂT NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
by ngocquynh90 Thu Mar 15, 2012 2:13 pm

» Bài giảng Môn Luật Môi Trường Full
by thanh hoa Sat Feb 25, 2012 10:05 am

» Slide bài giảng Luật Môi Trường
by thanh hoa Sat Feb 25, 2012 10:02 am

» Các giáo trình Tư pháp quốc tế
by nhansanbangtatca Thu Feb 16, 2012 4:40 pm

» Học tiếng Nhật - Topglobis
by tuquynh Thu Feb 16, 2012 10:33 am

» Hiệp ước bổ sung về biên giới Việt Nam - Campuchia
by huong91 Wed Nov 09, 2011 9:57 am

» GIÁO TRÌNH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
by pic_poc15 Fri Oct 14, 2011 11:10 pm

» Mẫu đơn xin trích lục hồ sơ đất đai
by thanhlong551954 Mon Oct 10, 2011 7:54 pm

» Học tiếng Nhật - Top Globis
by tuquynh Mon Sep 26, 2011 10:37 am

» game java cho mobile đây, download free nhé
by Khách viếng thăm Wed Jul 06, 2011 11:13 am

» Tiếng Nhật online xu thế mới của thời đại- Top Globis
by tuquynh Fri Jul 01, 2011 5:08 pm

» Khai giảng lớp đàm thoại sơ trung cấp tại Top Globis
by tuquynh Fri Jul 01, 2011 5:03 pm

» Tổng Hợp Đề Thi Luật Lao Động I và II
by haique Tue May 31, 2011 12:53 am

» Kê khai thuế qua mạng,Cáp quang,D-COM 3G
by leeGROUP Mon May 30, 2011 6:28 pm

Keywords

RSS feeds


Yahoo! 
MSN 
AOL 
Netvibes 
Bloglines 


Social bookmarking

Social bookmarking reddit      

Bookmark and share the address of TMK33A on your social bookmarking website

Bookmark and share the address of Diễn Đàn Thương mại on your social bookmarking website

Your ad here !
Affiliates
free forum

Lịch Xem TV
Từ điển Việt Anh
Dictionary:
Enter word:
© lee 2010-Soft download

Poll

Làm áo Diễn đàn Thuongmailaw.com

Các câu hỏi Ôn tập CPQT Vote_lcap28%Các câu hỏi Ôn tập CPQT Vote_rcap 28% [ 23 ]
Các câu hỏi Ôn tập CPQT Vote_lcap6%Các câu hỏi Ôn tập CPQT Vote_rcap 6% [ 5 ]
Các câu hỏi Ôn tập CPQT Vote_lcap17%Các câu hỏi Ôn tập CPQT Vote_rcap 17% [ 14 ]
Các câu hỏi Ôn tập CPQT Vote_lcap12%Các câu hỏi Ôn tập CPQT Vote_rcap 12% [ 10 ]
Các câu hỏi Ôn tập CPQT Vote_lcap22%Các câu hỏi Ôn tập CPQT Vote_rcap 22% [ 18 ]
Các câu hỏi Ôn tập CPQT Vote_lcap15%Các câu hỏi Ôn tập CPQT Vote_rcap 15% [ 12 ]

Tổng số bầu chọn : 82

PTC
Link liên kết
Kiếm Tiền Online Việc Làm Online Kiếm Tiền Trên Mạng Make Money Online
quang cao
Thông tin việc làm,tuyển dụng
Quảng Cáo liên kết
Liên kết LOGO


Các câu hỏi Ôn tập CPQT

Go down

Các câu hỏi Ôn tập CPQT Empty Các câu hỏi Ôn tập CPQT

Bài gửi by leeGROUP Wed Nov 10, 2010 8:47 pm

Câu 1 : Phân tích các đặc trưng cơ bản của Luật quốc tế.
Trong phần trả lời của mình, em sẽ trình bày các ý sau : Khái niệm Luật quốc tế, Đặc trưng về chủ thể, về quan hệ pháp luật LQT, về quá trình hiinhf thành và về sự thực thi LQT.
1. Khái niệm : Luật quốc tế là hệ thống các nguyên tắc và quy phạm pháp luật hình thành trên cơ sở thỏa thuận giữa các quốc gia và chủ thể khác của Luật quốc tế một cách bình đẳng và tự nguyện nhằm điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong mọi lĩnh vực của đời sống quốc tế.
2. Các đặc trưng cơ bản của Luật quốc tế :
a. Đặc trưng về chủ thể :
- Chủ thể của Luật quốc tế là các quốc gia ( chủ thể cơ bản và chủ yếu ), dân tộc đang đấu tranh giành quyền dân tộc tự quyết và tổ chức quốc tế liên chính phủ.
+ Quốc gia : có lãnh thổ, dân cư, chính phủ và chủ quyền quốc gia.
+ Dân tộc đang đấu tranh giành quyền tự quyết : có lãnh thổ, dân cư thuộc sự đô hộ của nước ngoài, có tổ chức thống nhất lãnh đạo, đang đấu tranh giành độc lập, có chủ quyền dân tộc.
Ví dụ : Palextin, miền Nam Việt Nam từ 1960 đến 1975, Cuba từ 1953 đến 1958,...
+ Tổ chức quốc tế liên chính phủ : hình thành trên cơ sở 1 hoặc 1 số điều ước quốc tế giữa các quốc gia và các chủ thể khác của LQT, có tổ chức bộ máy hoạt động thường xuyên, có trụ sở đóng tại 1 quốc gia, không phải la thực thể có quyền năng đứng trên chủ quyền các quốc gia thành viên.
Ví dụ : UN, WTO, IMF, WB,...
+ Ngoài ra, thực tiễn quốc tế cũng ghi nhận sự tham gia của 1 số chủ thể đặc biệt như các lãnh thổ hải quan Hồng Kong, Makao, vùng lãnh thổ Đài Loan,...
- Tất cả các chủ thể của Luật quốc tế đều độc lập trong quan hệ quốc tế.
- Tất cả các chủ thể của Luật quốc tế đều bình đẳng trong quan hệ quốc tế. Đây là sự bình đẳng tuyệt đối.
- Các chủ thể LQT đều không chịu sự chi phối, áp đặt lẫn nhau.
b. Đặc trưng về quan hệ do Luật quốc tế điều chỉnh.
- Quan hệ pháp luật quốc tế là quan hệ giữa các quốc gia và các chủ thể khác của LQT phát sinh trong đời sống quốc tế và được Luật quốc tế điều chỉnh.
- Luôn là những mối quan hệ vượt ra ngoài phạm vi quốc ga.
Lưu ý, có những quan hệ vượt ra khỏi phạm vi quốc gia nhưng không phải là quan hệ pháp luật LQT : Công ty Google ký với Công ty Hữu Long 1 hợp đồng mua bán công cụ tìm kiếm.
- Chủ thể luôn là các quốc gia, tổ chức quốc tế liên chính phủ và/hoặc dân tộc đang đấu tranh giành quyền tự quyết.
Ví dụ : quan hệ giữa nước CHXHCN Việt Nam với nước CHDCND Lào.
Quan hệ giữa Đảng cộng sản Việt Nam và Đảng nhân dân cách mạng Lào không phải là quan hệ pháp luật LQT
- Quan hệ được điều chỉnh luôn là các quan hệ chính trị hoặc khía cạnh chính trị của các mối quan hệ kinh tế, văn hóa, xã hội,...
c. Đặc trưng của quá trình hình thành Luật quốc tế
- Không có cơ quan lập pháp
- Không có sự áp đặt của chủ thể này đối với chủ thể khác
- Hình thành trên cơ sở sự thỏa thuận một cách tự nguyện và bình đẳng giữa các quốc gia và chủ thể khác của LQT.
- Để hình thành, các chủ thể vừa phải đấu tranh, vừa phải thương lượng.
- Nội dung của quy phạm LQT phản ánh sự thỏa hiệp tạm thời về lợi ích giữa các chủ thể có liên quan.
d. Đặc trưng về sự thực thi LQT :
- Thực thi LQT là quá trình các chủ thể LQT áp dụng các cơ chế phù hợp nhằm đảm bảo các quy định của LQT được thi hành và tôn trọng đầy đủ trong đời sống quốc tế.
- Không có cơ quan hành pháp, tư pháp
- Các chủ thể tự nguyện, tự giác thực hiện bởi thỏa thuận quốc tế chứa đựng lợi ích giữa các chủ thể
- Thực hiện do cơ chế tự cưỡng chế : cưỡng chế riêng lẻ , tập thể hoặc bằng áp lực dư luận quốc tế.
+ Cưỡng chế không triệt để vì chủ thể cưỡng chế cũng bị thiệt hại ---> phải cân nhắc lợi ích của mình.
- Tranh chấp quốc tế được giải quyết theo nguyên tắc hòa bình.
Câu 2 : Phân tích vấn đề công nhận trong Luật quốc tế. Cho ví dụ.
Trong phần trình bày của mình, em sẽ phân tích các vấn đề sau :
- Định nghĩa công nhận QT
- Các thể loại công nhận QT
- Các hình thức công nhận QT
- Các phương pháp công nhận QT
- Các hệ quả của công nhận QT
I. Định nghĩa :
Công nhận quốc tế là hành vi chính trị - pháp lý của quốc gia công nhân, trên cơ sở những động cơ nhất định, xác nhận sự tồn tại của một thành viên mới trong đời sống quốc tế, khẳng định quan hệ của quốc gia công nhận với chế độ chính trị, chính sách kinh tế,... và thể hiện mong muốn thiết lập quan hệ bình thường, lâu dài, bền vững với quốc gia đó.
II.Phân tích :
1. Các thể loại công nhận quốc tế :
a. Công nhận quốc gia mới thành lập.
- Các trường hợp quốc gia mới thành lập :
+ Một nhóm dân cư tại một vùng đất vô chủ thiết lập bộ máy nhà nước :
+ Do cách mạng xã hội : nước Hợp chúng quốc Hoa Kỳ sau cách mạng Bắc Mỹ; nước Việt Nam dân chủ cộng hòa năm 1945;...
+ Do hoạt động của một hoặc 1 số quốc gia đã hoặc đang tồn tại vào thời điểm thành lập đó : Đông Đức + Tây Đức = CHLB Đức; Liên Xô = Nga + 11 nước SNG; ...
b. Công nhận chính phủ mới thành lập :
- Là sự cong nhận đại diện hợp pháp của một quốc gia có chủ quyền trong sinh hoạt quốc tế
- Cơ sở công nhận :
+ Thành lập theo con đường vi hiến, nếu không vi hiến thì không đặt ra vấn đề công nhận
+ Sự ủng hộ một cách tự nguyện,tự giác của đông đảo nhân dân
+ Có năng lực duy tri và thực hiện quyền lực quốc gia trng một thời gian dài
+ Có đủ khả năng kiểm soát toàn bộ hoặc một phần lớn lãnh thổ quốc gia một cách độc lập và tự chủ, tự quản lý và điều hành mọi công việc của đất nước
Ví dụ : Việt Nam công nhận chính phủ mới của Thái Lan, lên nắm quyền sau vụ đảo chính lật đổ Chính phủ của ông Thaksin.
2. Các hình thức công nhận quốc tế
a. Công nhận de Jurre : toàn diện nhất, đầy đủ nhất, thường dẫn đến thiết lập quan hệ ngoại giao cấp cao nhất : đại sứ.
b. Công nhận de Facto : không toàn diện, không đầy đủ, thường dẫn đến thiết lập quan hệ lãnh sự.
c. Công nhận ad Hoc : chỉ phát sinh trong 1 công vụ nhất định giữa 2 quốc gia.
3. Các phương pháp công nhận quốc gia :
a. Công nhận minh thị : là hình thức công nhận được thể hiện một cách rõ ràng, minh bạch, thể hiện bằng hành vi cụ thể trong những văn bản chính thức như tuyên bố chung, công hàm, hiệp ước,...
b. Công nhận mặc thị : là hình thức công nhận ngấm ngầm, kín đáo mà bên được công nhận phải căn cứ vào các quy phạm tập quán quốc tế và nguyên tắc suy diễn trong sinh hoạt quốc tế mới làm sáng tỏ được.
4. Hệ quả pháp lý của công nhận quốc tế :
- Giải quyết triệt để vấn đề quy chế pháp lý của quốc gia được công nhận
- Làm cơ sở để thiết lập các quan hệ nhất định giữa các quốc gia.
- Tạo cho quốc gia được công nhận có khả năng thực tế để bảo vệ quyền miễn trừ quốc gia và miễn trừ tư pháp đối với tài sản của quốc gia mình tại lãnh thổ của quốc gia khác
- Tạo cơ sở pháp lý cho việc chứng minh hiệu lực chứng cứ của những văn bản pháp luật do quốc gia mới được công nhận ban hành.
Câu 3 : Vấn đề quốc tịch của cá nhân trong Luật quốc tế
I. Khái niệm quốc tịch cá nhân
1. Khái niệm : Quốc tịch là mối quan hệ pháp lý hai chiều giữa cá nhân và nhà nước, bao gồm tổng thể các quyền và nghĩa vụ của người đó và quốc gia mà họ là công dân
2. Đặc điểm :
- Tính ổn định và bền vững về không gian và thời gian
- Tính cá nhân : có quốc tịch là quyền nhân thân không thể chuyển dịch được. Quốc tịch chỉ rằng buộc 1 cá nhân với 1 nhà nước mà họ là công dân.
- Vừa là đối tượng điều chỉnh của luật quốc gia, vừa là đối tượng điều chỉnh của luật quốc tế. Đặc thù này xuất phát từ mối quan hệ biện chứng giữa quyền công dân và quyền con người.
3. Nguyên tắc :
- Quyền được hưởng quốc tịch
- 1 quốc tịch : mềm và cứng
- Không dẫn độ công dân : trừ tội ác chiến tranh, tội diệt chủng,...
II. Vấn đề xác lập quốc tịch cá nhân
1. Hưởng quốc tịch do sinh ra :
- Một số quốc gia áp dụng nguyên tắc quốc tịch theo nơi sinh : con sinh ra ở đâu thì mang quốc tịch nước đó, không phụ thuộc vào quốc tịch của cha mẹ
- Một số quốc gia áp dụng nguyên tắc quốc tịch theo huyết thống : trẻ em sinh ra xác định quốc tịch theo quốc tịch của cha mẹ, không phụ thuộc vào nơi sinh
- Chính vì mâu thuẫn này mà sinh ra những trường hợp đặc biệt là người không có quốc tịch và người có 2 hay nhiều quốc tịch.
2. Hưởng quốc tịch theo sự gia nhập :
- Do kết hôn với người nước ngoài
- Do xin gia nhập quốc tịch
- Do nhận làm con nuôi người nước ngoài
3. Hưởng quốc tịch do sự lựa chọn :
- Khi có sự thay đổi căn bản về chủ quyền đối với 1 bộ phận lãnh thổ.
- Khi những người tị nạn hồi hương về nước
4. Hưởng quốc tịch do sự phục hồi quốc tịch
5. Thưởng quốc tịch
III. Vấn đề chấm dứt quốc tịch cá nhân
1. Thôi quốc tịch
- Không có điều kiện thôi quốc tịch
- Điều kiện không được thôi quốc tịch :
2. Tước quốc tịch
- Là biện pháp trừng phạt của nhà nước đối với công dân nước mình vi phạm nghiêm trọng pháp luật của nước mình.
3. Đương nhiên mất quốc tịch :
- Chết
- Theo điều ước quốc tế mà VN tham gia
IV. Những trường hợp ngoại lệ về quốc tịch cá nhân
1. Người không có quốc tịch :
- Nguyên nhân : do sự xung đột pháp luật về quốc tịch giữa các quốc gia, do thôi quốc tịch cũ mà chưa gia nhập quốc tịch mới, do trẻ em sinh ra ở 1 quốc gia áp dụng nguyên tắc huyết thống mà cha mẹ là người không có quốc tịch,...
2. Người có hai hay nhiều quốc tịch :
- Nguyên nhân : gia nhập quốc tịch mới mà chưa thôi quốc tịch cũ, do xung đột về pháp luật quốc tịch giữa 2 quốc gia,
- Thực trạng : các trường hợp này gây khó khăn, trở ngại trong quan hệ quốc tế.
+ Đối với cá nhân : người không có quốc tịch bị hạn chế rất nhiều quyền lợi và không có một hệ thống quy phạm pháp luật nào bảo vệ họ. Người 2 hay nhiều quốc tịch lại gặp rắc rối với việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ với các quốc gia mà họ mang quốc tịch.
+ Đối với nhà nước : tình trạng này gây trở ngại trong quan hệ quốc tế về vấn đè dân cư.
- Hướng giải quyết : các quốc gia hữu quan ký các điều ước quốc tế để giải quyết.
Câu 4 : Phân tích khái niệm lãnh thổ trong Luật quốc tế
I. Khái niệm
Lãnh thổ là toàn bộ trái đất, bao gồm vùng đất, vùng nước, vùng lòng đất, vùng trời ( kể cả khoảng không vũ trụ và mặt trăng + các hành tinh ).
II. Phân loại
1. Lãnh thổ quốc gia
- Là các bộ phận lãnh thổ thuộc chủ quyền hoàn toàn, đầy đủ và tuyệt đối của 1 quốc gia nhất định.
- Lãnh thổ quốc gia là toàn vẹn và bất khả xâm phạm.
- Bao gồm : vùng đất, vùng nội thủy, lãnh hải, vùng trời, vùng lòng đất.
2. Lãnh thổ quốc tế
- Là các bộ phận lãnh thổ được sử dụng chung cho cả cộng đồng quốc tế như biển quốc tế, vùng trời trên vùng đặc quyền kinh tế, vùng trời quốc tế, vùng đáy biển và khoảng không vũ trụ.
- Tất cả các chủ thể của luật quốc tế đều có quyền bình đẳng với nhau trong việc sử dụng lãnh thổ quốc tế với mục đích hòa bình và phát triển.
- Không một quốc gia hay chủ thể nào có quyền sở hữu đối với lãnh thổ quốc tế.
- Bao gồm : biển quốc tế, vùng trời trên vùng đặc quyền kinh tế, khoảng không vũ trụ, vùng đáy biển, châu Nam Cực.
- Nguyên tắc : tự do biển cả, vùng và di sản trên vùng là di sản chung của nhân loại, tự do nghiên cứu và sử dụng khoảng không vũ trụ,...
3. Lãnh thổ có quy chế hỗn hợp
- Là loại lãnh thổ mà tại đó quốc gia không có chủ quyền riêng biệt nhưng có các quyền chủ quyền hoặc quyền tài phán như đối với vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa.
- Bao gồm : vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, vùng thềm lục địa.
4. Lãnh thổ quốc gia sử dụng quốc tế ( lãnh thổ đặc thù )
- Sông quốc tế : Mekong, sông Hồng, sông Nin, sông Amazon,...
- Kênh đào quốc tế : Panama, Suez, Ken,...
- Là bộ phận lãnh thổ quốc gia nhưng quy chế pháp lý được quốc tế hóa một phần.
Câu 5 : Trình bày vấn đề lãnh thổ thuộc chủ quyền quốc gia
I. Khái niệm :
Lãnh thổ quốc gia là phần lãnh thổ thuộc chủ quyền hoàn toàn, đầy đủ và tuyệt đối của một quốc gia nhất định, bao gồm vùng đất, vùng trời, vùng biển và vùng lòng đất.
II. Quyền tối cao của quốc gia đối với lãnh thổ
1. Phương diện quyền lực
- Là sự tồn tại và phát triển của bộ máy nhà nước thực hiện quyền lực trên mọi lĩnh vực của đời sống quốc gia trên lãnh thổ.
- Quốc gia có quyền thực hiện quyền tài phán đối với người và tài sản một cách không hạn chế trên lãnh thổ quốc gia ( trừ viên chức ngoại giao - lãnh sự )
2. Phương diện vật chất
- Quốc gia có toàn quyền sở hữu một cách trọn vẹn toàn bộ môi trường tự nhiên : đất đai, nước, rừng, khoáng sản, tài nguyên lòng đất,...
- Phần lãnh thổ cho thuê vẫn thuộc sở hữu của quốc gia. Quốc gia thuê chỉ có quyền tài phán mà không có chủ quyền đối với phần lãnh thổ này.
III. Xác lập lãnh thổ quốc gia
1. Căn cứ xác lập :
- Việc xác lập phải được thực hiện thông qua các phương pháp thụ đắc lãnh thổ hợp pháp, quốc gia thụ đắc phải có chủ quyền và thực hiện thụ đắc đúng cách thức mà luật quốc tế quy định
2. Phương thức thụ đắc :
a. Thụ đắc lãnh thổ bằng phương thức chiếm cứ hữu hiệu : hành động của một quốc gia nhằm mục đích thiết lập và thực hiện quyền lực của mình trên lãnh thổ vốn không phải là lãnh thổ của mình ( bao gồm lãnh thổ vô chủ và lãnh thổ bị bỏ rơi ).
b. Phương thức thụ đắc dựa trên sự chuyển nhượng tự nguyện
IV. Các bộ phận :
1. Vùng đất : đất liền, hải đảo, vùng nước nội địa, vùng lòng đất ---> chủ quyền hoàn toàn, đầy đủ và tuyệt đối.
2. Vùng nước :
- Nội thủy
- Lãnh hải :
3. Vùng trời
4. Vùng lòng đất
Câu 5 : Phân tích khái niệm tranh chấp quốc tế
I. Định nghĩa
Tranh chấp quốc tế là hoàn cảnh thực tế trong đó các chủ thể của Luật quốc tế có quan điểm pháp lý trái ngược, mâu thuẫn nhau dẫn đến những yêu cầu trái ngược nhau trong những sự việc cụ thể.
II. Đặc điểm :
1. Về chủ thể : Là chủ thể của luật quốc tế
2. Về đối tượng :
- Quyền, nghĩa vụ quốc tế
- Lợi ích
- Chủ quyền, quyền chủ quyền
3. Luật điều chỉnh :
- Luật quốc tế
- Luật quốc gia ( trong trường hợp giải quyết tranh chấp bằng biện pháp trọng tài )
4. Cơ chế giải quyết tranh chấp : hòa bình
** Ngoại lệ : có thể sử dụng vũ lực mà không bị coi là bất hợp pháp ( sử dụng vũ lực theo quyết định của Hội đồng bảo an )
III. Phân loại
1. Căn cứ vào số lượng chủ thể :
- Tranh chấp song phương : tranh chấp giữa Anh và Argentina về chủ quyền đối với đảo Manvinat ( Nam Đại Tây Dương ), tranh chấp giữa Anh và Argentina về chủ quyền đối với quần đảo Falklands ( Nam Đại Tây Dương ),...
- Tranh chấp đa phương : tranh chấp giữa Việt Nam, Trung Quốc, Philippin, Brunei,... về chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
+ Tranh chấp đa phương khu vực
+ Tranh chấp đa phương toàn cầu
2. Căn cứ tính chất của tranh chấp :
- Tranh chấp có tính chất pháp lý : tranh chấp trong việc giải thích và áp dụng các quy định hiện hành như tranh chấp về giải thích điều ước quốc tế, về các sự kiện vi phạm nghĩa vụ quốc tế,...
- Tranh chấp có tính chất chính trị : tranh chấp về lãnh thổ, dân cư,... liên quan đến việc thay đổi các quy định hiện hành.
Ví dụ : tranh chấp giữa Nga và Nhật Bản về vấn đề chủ quyền đối với đảo Xakhalin, tranh chấp giữa Nga và Gruzia sau khi Gruzia bắt giữ 4 công dân Nga vì Gruzia khẳng định họ là gián điệp của Nga, ...
3. Căn cứ đối tượng tranh chấp :
- Tranh chấp về kinh tế : Các quốc gia Trung Đông tranh chấp về vấn đề cắt giảm sản lượng dầu, Mỹ và Trung Quốc tranh chấp về việc Trung Quốc ấn định tỉ giá đồng Nhân Dân Tệ,...
- Tranh chấp về việc thực hiện nghĩa vụ thành viên điều ước quốc tế hoặc tổ chức quốc tế,...
- Tranh chấp về biên giới lãnh thổ, về biển, hàng không, môi trường,...
4. Căn cứ chủ thể :
- Tranh chaaso giữa QG - QG, QG - TCQT, TCQT - TCQT.
IV. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp quốc tế : nguyên tắc sử dụng các biện pháp hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế
1. Biện pháp theo Hiến chương :
a. Các biện pháp mang tính ngoại giao : đàm phán trực tiếp, thông qua bên thứ 3,
b. Các biện pháp sử dụng các cq tài phán
2.Biện pháp ngoài Hiến chương :
- Biện pháp tham vấn trong WTO
V. Ý nghĩa của việc giải quyết tranh chấp quốc tế
- Duy trì ổn định và trật tự quan hệ quốc tế
- Ngăn ngừa việc sử dụng và đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế
- Góp phần củng cố và phát triển Luật quốc tế
Câu 6 : Phân tích các phương thức giải quyết tranh chấp quốc tế
I. Khái niệm tranh chấp quốc tế
Tranh chấp quốc tế là hoàn cảnh thực tế mà trong đó các chủ thể có sự bất đồng, mâu thuẫn về quan điểm và có những yêu cầu, đòi hỏi trái ngược, mâu thuẫn nhau.
II. Các phương thức giải quyết tranh chấp quốc tế
1. Phương thức giải quyết trực tiếp
- Các bên tranh chấp trực tiếp ngồi lại với nhau để đàm phán
- Ưu điểm :
+ Bên thứ 3 khó có thể can thiệp vào tiến trình đàm phán
+ Có thể xúc tiến bất cứ lúc nào, không bị hạn chế thời gian. Trong thời đại ngày nay, đàm phán không phải chỉ có gặp gỡ trực tiếp, mà còn có thể sử dụng các phương tiện truyền thông như truyền hình trực tiếp hoặc đàm phán trực tuyến.
+ Đàm phán có khả năng lớn trong việc loại bỏ sự nghi ngờ, bất đồng ý chí giữa các bên.
- Chấm dứt khi :
2. Phương thức thông qua bên thứ 3
a. Môi giới : bên thứ 3 có nhiệm vụ đưa các bên tranh chấp ngồi lại với nhau.
b. Trung gian
- Bên thứ 3 đưa các bên tranh chấp ngồi lại với nhau
- Tham gia vào quá trình đàm phán và đưa ra một số khuyến nghị
- Kết thúc khi : các bên tranh chấp ký được điều ước quốc tế về giải quyết tranh chấp.
c. Hòa giải
- Bên thứ 3 đưa các bên tranh chấp ngồi lại với nhau
- Trực tiếp tham gia đàm phán từ đầu đến cuối
- Trực tiếp điều hành đàm phán, dung hòa ý kiến 2 bên, đưa ra các khuyến nghị
- Phạm vi quyền hạn lớn hơn bên thứ 3 trong phương thức trung gian.
- Kết thúc khi : tranh chấp kết thúc, các bên tranh chấp chấp nhận các kết luận, khuyến nghị của bên hòa giải, các bên hoặc 1 bên bác bỏ kết luận hoặc khuyến nghị của bên hòa giải.
d. Thông qua ủy ban điều tra
- Ủy ban điều tra không phải là cơ quan giải quyết tranh chấp mà chỉ giúp làm sáng tỏ nguyên nhân dẫn đến tranh chấp.
- Thành viên của ủy ban hòa giải có thể là công dân của 1 trong các bên, nhưng không đại diện cho nước mình.
- Có 2 loại : ủy ban đặcbiệt ( ad hoc ) và ủy ban thường trực
- Báo cáo của Ủy ban điều tra không có tính ràng buộc.
e. Thông qua ủy ban hòa giải
3. Phương thức giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ các tổ chức quốc tế
III. Các đảm bảo cho việc giải quyết tranh chấp quốc tế
Tòa án công lý quốc tế Liên Hợp Quốc - International Court of Justice
I. Khái niệm
Tòa án công lý quốc tế LHQ là cơ quan tài phán quốc tế của LHQ, hình thành trên cơ sở Hiến chương LHQ nhằm thực hiện chức năng giải quyết bằng trinh tự, thủ tục tố tụng các tranh chấp nảy sinh trong quá trình các chủ thể thực thi LQT; đưa ra các kết luận tư vấn cho các cơ quan LHQ và 1 số chức năng khác.
II. Cơ sở pháp lý
- Hiến chương Liên hợp quốc năm 1945
- Quy chế Tòa án công lý quốc tế 1946
- Nội quy Tòa án công lý quốc tế 1946
III. Chức năng - thẩm quyền
1. Chức năng
- Giải quyết các tranh chấp quốc tế phát sinh giữa các quốc gia và tổ chức quốc tế, bất kể chủ thể đó có phải là thành viên của LHQ hay không.
- Đưa ra các kết luận tư vấn cho các cơ quan chính của LHQ và 1 số tổ chức chuyên môn được ĐHĐ cho phép.
- Chỉ định các Thẩm phán cho Tòa trọng tài, Ủy ban trọng tài hoặc hòa giải và các ủy viên khi cần hoặc theo yêu cầu của các quốc gia
2. Thẩm quyền :
- Giải quyết các tranh chấp quốc tế giữa các quốc gia và tổ chức quốc tế trong trường hợp tất cả các bên đều đồng ý đưa vụ việc ra xét xử tại ICJ.
- Các cách thức chấp nhận thẩm quyền :
+ Chấp nhận trước thẩm quyền của Tòa theo các điều ước cụ thể
+ Chấp nhận theo vụ việc
+ Tuyên bố đơn phương chấp nhận trước thẩm quyền của Tòa.
IV. Thành phần và tổ chức
- Gồm 15 Thẩm phán + phụ thẩm + Ban thư ký
- Tiêu chuẩn thẩm phán :
+ Có năng lực
+ Không được có 2 Thẩm phán cùng quốc tịch
+ Có đại diện của các hệ thống pháp luật lớn và các nền văn minh lớn
- Nhiệm kỳ : Nhiệm kỳ chung là 9 năm, cứ 3 năm thì bầu lại 1/3 số thẩm phán.
- Các Thẩm phán của Tòa không đại diện cho bất kỳ một quốc gia nào.
- Các phụ thẩm được Tòa tự lựa chọn
- Ban thư ký
V. Thủ tuc tố tụng
1. Trình tự :
+ Đầy đủ
+ Rút gọn
2. Các bước thực hiện trình tự :
+ Xem xét thẩm quyền của Tòa
+ Xét xử nội dung vụ việc
3. Thủ tục thực hiện các bước trên:
+ Nói
+ Viết
VI. Giá trị pháp lý của phán quyết của ICJ
- Phán quyết của Tòa có giá trị chung thẩm bắt buộc đối với các bên tranh chấp
- Nếu một bên không thực hiện phán quyết thì bên còn lại có quyền yêu cầu Hội đồng bảo an can thiệp, buộc phải thi hành.
- Phán quyết của Tòa chỉ có giá trị đối với các bên tranh chấp
* Ngoại lệ : trong một số trường hợp, phán quyết của Tòa có thể có giá trị đối với bên thứ 3.

leeGROUP
leeGROUP
Admin
Admin

Pet : 1 .Aeanoid
Posts : 520
Join date : 08/03/2010
Age : 35
Đến từ : hcm u law

http://www.thuongmailaw.com

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang


 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết